Đúng như tên gọi, đây là bánh đúc của người Hoa với hương vị thơm ngon, dễ gây nghiện. Loại bánh này được ăn kèm cùng nhân thịt mặn, nước mắm tỏi chua ngọt vô cùng hấp dẫn. Nếu đang tìm kiếm công thức lạ chiêu đãi gia đình ngày cuối tuần tại sao không thử vào bếp thực hiện theo hướng dẫn cách làm bánh đúc mặn người Hoa dưới đây.
Bánh đúc mặn người Hoa là món ăn được yêu thích
Bánh đúc Tàu là món bánh xuất xứ từ Trung Quốc, có mặt lâu đời tại Hải Phòng. Bánh đúc gồm phần bánh làm từ gạo tẻ trắng, dẻo cắt thành miếng nhỏ cho vào bát ăn kèm nhân gồm tôm, thịt ba chỉ rang khô, đu đủ và nước chấm. Nước chấm được pha bằng muối, dấm và đường cát vàng kèm tỏi và ớt.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Cách làm bánh đúc mặn từ những nguyên liệu đơn giản
- Bánh đúc có bao nhiêu loại? Tìm hiểu về bánh đúc ba miền
- Bánh đúc Cần Thơ có gì khác biệt so với những vùng khác?
Bánh đúc Tàu của người Hoa ngày xưa khác với bây giờ rất nhiều. Có lẽ bánh đúc được hấp bằng khay gỗ. Từ khi du nhập vào thị trường Việt và theo thời gian cách làm bánh đúc mặn người Hoa dần thay đổi. Theo nhiều người đánh giá công thức chế biến của người Việt dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo hương vị của món ăn.
Hướng dẫn cách làm bánh đúc Tàu
Nguyên liệu làm bánh đúc tàu
Để làm món bánh đúc Tàu phiên bản Việt chuẩn hương vị của người Hoa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây:
Bột gạo lọc 300 gr(hoặc bột gạo) Thịt ba rọi 250 gr Su hào 400 gr Tôm 250 gr Nấm mèo 20 gr Hành tím 2 củ(băm nhỏ) Dầu màu điều 5 muỗng cà phê Đường 1 chén Nước mắm 1/3 chén Hạt nêm 1 muỗng cà phê Dấm 6 muỗng canh Muối 1 muỗng cà phê Tỏi băm 1 muỗng cà phê Nước 4 chén Nước ấm 650 ml.
Dưới đây là chi tiết các bước làm món bánh đúc mặn người Hoa thơm ngon, chuẩn hướng vị dành cho các bạn:
Chuẩn bị bột
Cho 300g bột gạo lọc vào tô lớn, thêm ½ thìa cafe muối, 650ml nước ấm (35 – 40 độ C). Dùng phới lồng khuấy cho bột tan đều, lược qua rây để loại bỏ hoàn toàn phần bột vón cục. Để bột nghỉ trong khoảng thời gian từ 30 phút cho đến 1 giờ. Sau khi ủ bột đủ thời gian, bột được khuấy đều lại một lần nữa trước khi mang đi hấp.
Trộn bột bánh
Cho vào tô 300gr bột gạo lọc, 1/2 muỗng cà phê muối, 650ml nước ấm, dùng vá khuấy đều cho bột tan hoàn toàn.
Sau đó, bạn để yên cho bột nghỉ từ 30 phút – 1 tiếng.
Sau thời gian nghỉ, bạn tiếp tục khuấy đều bột trước khi đem đi hấp.
Hấp chín bột
Cho khuôn bánh vào nồi hấp và làm nóng trong khoảng từ 5 – 10 phút. Khi nước trong nồi hấp sôi bạn khuấy đều bột, thêm vào lớp bột thứ nhất với độ dày khoảng 0.5 cm. Đừng quên dùng khăn phủ kín miệng nồi hấp để tránh tình trạng nước rơi rớt vào bột. Khi thấy lớp bột đặc lại thì tiếp tục thêm lớp bột thứ hai, thứ 3… lặp lại cho đến khi hết bột.
Mách nhỏ:
Bạn nhớ phủ kín 1 lớp khăn trên miệng nồi để hơi nước không nhiễu xuống bánh nhé!
Bột chín sẽ trong đều, khi dùng tăm xăm vào thì chỉ bị dính một ít bột đặc là được.
Khi đã cho hết bột vào nồi hấp, bạn nấu thêm trên bếp từ 20 – 30 phút để các lớp bột chín hoàn toàn. Dùng que xuyên qua lớp bột, nếu que có bám một ít bột đặc là đã bột đã chín. Lấy bột ra khỏi nồi hấp, để nguội.
Lưu ý không cần phải đợi lớp bột chín mới cho lớp bột tiếp theo vào vì như vậy bánh dễ bị tách lớp, ăn không ngon. Thời gian hấp cho mỗi lớp bánh khoảng 4 – 5 phút với lửa trung bình lớn.
Sơ chế và luộc su hào
Su hào gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt hạt lựu.
Nấu sôi một nồi nước, sau đó bạn cho su hào vào luộc chín từ 2 – 3 phút.
Khi su hào chín, bạn nhanh tay vớt vào tô nước lạnh, rửa sơ lại với nước và để ráo.
Tiếp theo, trộn đều su hào với 3 muỗng cà phê dầu màu điều.
Lưu ý: Chỉ luộc chín tới, không luộc nhừ su hào.
Làm nhân bánh
Có thể bạn quan tâm:
- Cách làm bún chả Hà Nội tại nhà chi tiết, chuẩn vị, hấp dẫn
- Phở Hà Nội món ngon đặc sắc – Tinh hoa ẩm thực Việt
Đu đủ xanh gọt vỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu. Sau đó mang đi luộc trên bếp cho chín tới khoảng 2 – 3 phút. Lưu ý bạn không luộc quá lâu, như vậy đu đủ sẽ chín mềm, không đạt tiêu chuẩn món bánh đúc mặn người Hoa. Sau đó bạn vớt đu đủ ra và cho vào nước lạnh. Rửa lại với nước sạch và để ráo nước. Thêm 3 thìa cafe màu điều, trộn đều.
Với 250g tôm bạn rửa sạch, chỉ cắt bỏ phần đầu. 250g thịt ba chỉ cắt thành miếng nhỏ. Nấm mèo ngâm nước cho nở và cắt thành miếng vừa ăn.
Sau đó, bạn trộn thịt và tôm cùng với nhau rồi nêm gia vị gồm: 1 thìa cafe hạt nêm, ⅓ thìa cafe muối, ⅓ thìa cafe đường rồi trộn đều. Sau đó cho 2 thìa cafe dầu màu điều để tạo màu sắc cho nhân bánh. Để 30 phút cho nhân ngấm gia vị.
Xào chín nhân bánh
Bắt chảo lên bếp, thêm dầu và phi thơm với hành. Cho phần nhân tôm thịt vào và đảo đều trên lửa lớn. Bạn xào cho đến khi phần tôm thịt chín hoàn toàn, khô nước thì hạ lửa trung bình.
Sau đó, tiếp tục xào ở lửa trung bình nhỏ cho tới khi nhân hơi quắt lại là được. Cho nấm mèo vào xào cùng và đảo đều. Có thể nêm nếm lại gia vị cho phù hợp với khẩu vị.
Làm nước chấm mắm giấm
Cho 4 chén nước lọc vào tô lớn, thêm 1 chén đường. Tiếp tục thêm ¼ chén nước mắm và ¾ chén giấm vào tô rồi khuấy đều cho đường tan. Bạn cho tỏi, ớt băm nhuyễn vào là hoàn tất phần nước chấm. Lượng ớt tỏi hay tỷ lệ nước chấm có thể thay đổi tùy thuộc vào khẩu vị của bạn.
Trên đây là cách làm bánh đúc mặn người Hoa mà bài viết này muốn chia sẻ đến các bà nội trợ. Hi vọng bạn sẽ thành công với món bánh chuẩn hương vị người Hoa nhưng theo cách làm của người Việt nhé.