Bánh dày là từ lâu đã rất nổi tiếng với người dân Việt Nam, đây là một từ ngữ rất nổi tiếng chúng xuất hiện với tần suất nhiều trong sách vở. Đây là một biểu tượng văn hoá của Việt Nam giống như là hoa sen hay là phở và bánh mì. Vậy loài bánh này có gì đặc biệt mà chúng được nhắc đến nhiều như thế? Hãy cùng bài viết tìm hiểu về thức quà truyền thống này của Việt Nam nhé.
Giới thiệu chung về món bánh dày huyền thoại
Bánh dày là một loại bánh được làm từ xôi sau khi đồ được giã nhuyễn, thường thì loại bánh này có nhân là đậu xanh. Đây là thức quà được con cháu chuẩn bị để dâng lên các bậc tổ tiên với lòng biết ơn thành kính vào ngày tết.
Loại bánh này được biết đến là một trong những món ăn mà không thể thiếu trong thực đơn của người Việt Nam. Chúng ta có thể đến món ăn này thông qua nhiều giai thoại, rời xa sách vở thì chúng ta thường thấy bố mẹ làm bánh vào mỗi dịp tết. Đây chính là một biểu tượng văn hoá tại Việt Nam.
Sự tích bánh dày nổi tiếng nhiều đời
Người Việt Nam luân truyền miệng với nhau về các sự tích để giải thích sự ra đời bắt nguồn của một sự vật, sự việc hay hiện tượng. Bánh dày không phải ngoại lệ, chúng ta thường được nghe về sự tích này rất nhiều, các chi tiết rất cuốn hút và chúng có thể lý giải được sự ra đời của loài bánh truyền thống này. Sau đây là tóm lược câu chuyện, nguồn gốc của loại bánh truyền thống lâu đời này.
Bánh dày được biết đến là một món ăn mà được vị một vị hoàng tử nước Văn Lang (tên cũ của nước Việt Nam trong quá khứ) làm ra để dần lên cha mình trong dịp mừng thọ thứ 60 của ông. Sau đó chàng hoàng tử này đã chiếm được cảm tình của vua cha, vượt lên các hoàng tử khác và chàng đã được chọn để làm người nối ngôi của cha, tiếp tục cai trị vùng đất của vua cha để lại.
Cách làm bánh dày chuẩn vị truyền thống
Chắc hẳn trong mỗi con người Việt Nam luôn có một tấm lòng thành kính lên tổ tiên, vì thế mà mỗi dịp tết đến xuân về thì người dân lại náo nức mua bánh dày hay làm chúng để dần lên tổ tiên. Vậy chúng ta phận làm con cháu thì chắc chắn tết này sẽ làm bánh để dâng lên tổ tiên đúng không nào. Bây giờ thì bài viết này sẽ giúp bạn làm được loại bánh này sau khi đọc nó.
Các bước chuẩn bị để làm bánh dày
Để làm được bánh dày thì mọi người nên để ý đến khâu chuẩn bị, nếu như có các bước chuẩn bị tốt thì chiếc bánh làm ra sẽ có chất lượng cao nhất. Đầu tiên là bước chuẩn bị gạo, gạo được chọn là loại gạo nếp thượng hạng, ngâm no nước. Khi ngâm gạo nếp thì chúng ta ngâm đồng thời ngâm đậu xanh để đậu xanh có thể nở ra to nhất. Tiếp theo là một số dụng cụ như chày và cối, xưởng hấp…
Các bước tiến hành làm bánh dày
Đầu tiên đến với phần gạo thì chúng ta đồ gạo nếp thành xôi, sau khi đồ thành xôi thì chúng ta phải giã nóng xôi ngay khi còn nóng dẻo. Phải giã xôi thật nhuyễn để lớp áo của bánh là hoàn hảo nhất. Đến với phần nhân thì chúng ta xay đậu xanh để cho đậu xanh vỡ hạt ra. Sau đó vắt đậu xanh thành các viên nhỏ như quả trứng gà ta và thêm một chút dầu ăn nữ để kết dính tốt hơn.
Khi đã có nhân bánh và áo bánh thì chúng ta có thể tiến hành làm bánh dày để dâng lên tổ tiên được rồi. Bước một là chúng ta cán mỏng vỏ bánh với độ dành 0.5 cm, sau đó đặt phần nhân vào chính giữa lớp áo bánh. Tiếp theo đó thì chúng ta khéo léo làm sao cho lớp áo bánh bao được nhân bánh vừa vặn. Sau khi bao được lớp áo bánh vào nhân rồi thì chúng ta có thể đem đi hấp và đợi bánh chín là được.
Bày trí bánh dày sao cho đẹp mắt nhất
Bánh dày sau khi được hấp xong thì các bạn có thể trình bày lên đĩa theo nhiều cách, cách truyền thống đó chính là trương bên cạnh bánh chưng. Theo quan điểm xa xưa thì bánh chưng phải đi đôi với bánh dày mới thể hiện hết được giá trị thực sự của tết cổ truyền được. Bánh chưng có hình hộp vuông vắn, bánh dày có một hình cầu và màu trắng, hai hình này tượng trưng cho đất và trời.
Hai loại bánh này được trưng với nhau ngụ ý là đất trời dung hoà, điều kiện thời tiết thuận lợi và điều đó cũng là mong muốn của các bậc ông cha của chung ta thời ngàn xưa. Với một nền văn minh lúa nước như Việt Nam thì người dân mong muốn mưa thuận gió hoà là điều dễ hiểu. Bánh chưng và bánh dày là biểu tượng của người Việt Nam và đó cũng là cái giá trị truyền thống được biểu thị trong loại bánh này.
Sự kết hợp của bánh với các hoa quả
Có một loại bánh giày được biết đến với nhiều hương vị hoa quả, đây là một sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và con người. Vì được kết hợp với nhiều loại hoa quả nên màu sắc của laoij bánh này cũng có nhiều màu khác nhau. Đó là một bước tiến và làm cho bánh đặc sắc hơn khi trang trí. Không những thế, điều đó còn làm cho bánh có một sự đa dạng thu hút, hấp dẫn người ăn hơn.
Cách thưởng thức bánh dày sao cho ngon nhất
So với thuở sơ khai thì nền ẩm thực Việt Nam đã có sự đa dạng và sáng tạo trong từng món ăn về cách làm cũng như là cách thưởng thức. Đối với tinh tuý của nền ẩm thực miền Bắc thì cách thưởng thức loại bánh này có phần thanh tao. Mỗi cái bánh luôn được chia ra làm 6 phần, chia đều cho một một mâm cỗ truyền thống có 6 người, sau đó mỗi người một miếng và kết hợp với nước chè xanh.
Cách thưởng thức bánh dày truyền thống với trà
Hiện nay loại bánh cổ truyền này được thưởng thức theo nhiều cách khác nhau, một trong các cách thưởng thức vừa hiện đại vừa quý tộc đó chính là ăn chúng vào một buổi trà chiều. Bánh dày là một loại bánh có hương vị không quá ngọt, thoảng lên mùi thơm của nếp kết hợp với các loại trà cao cấp thì quả là tuyệt vời. Cách thưởng thức này được kết hợp bởi nhiều yếu tố đương đại và cổ đại, phương đông và phương tây.
Các kiểu kết hợp khác làm mới hương vị
Ngoài ra chúng ta có thể thưởng thức bánh dày với các loại hoa quả truyền thống như là bưởi, xoài và nhãn. Đặc biệt bánh này nếu như có một miếng thêm một miếng chả nữa là đúng bài. Không những thế, loại bánh truyền thống này còn được người sành ăn ăn với bánh đậu xanh truyền thống của Hải Dương. Sự kết hợp này đã tạo ra một hương vị hoàn toàn mới.
Cách bảo quản bánh dày lâu nhất có thể
Thường thì chúng ta phải cúng tổ tiên với các đĩa bánh dày, khi dâng lên tổ tiên thì các đĩa bánh này thường được để trên ban thờ nhiều giờ thậm chí là nhiều ngày. Nếu như chúng ta đem vứt bỏ thì rất lãng phí, rất có lỗi với công sức của mình vì thế một cách bảo quản tốt sẽ giúp cho bạn có được các đĩa bánh dày lâu hỏng nhất có thể, tiết kiệm nhất có thể.
Xác định thời gian muốn bảo quản bánh dày
Nếu như các bạn muốn bảo quản trong một thời gian dài thì đó là điều không thể, thế nên thời gian tối đa để cho bánh dày không bị hỏng đó là 2 ngày. Vì đặc tính của loại bánh này nên chúng rất nhanh hỏng. Đó là lý do bạn chỉ nên bảo quản chúng ở điều kiện thường lâu nhất là hai ngày. Nếu như có tủ lạnh thì thời gian bảo quản được kéo dài lên đến 5 ngày.
Loại bánh truyền thống này còn được mệnh danh là chúa nhanh hỏng, vì thế mà người dùng nên lưu ý. Nếu như thời gian nhiều hơn năm ngày thì thật khó để có thể bảo quản bánh, nếu như có bảo quản được thì hương vị có biến đổi ít nhiều làm cho người ăn cảm thấy không ngon nữa. Có thể, bạn nên làm bánh và bảo quản sống, khi cần thiết bạn vẫn có thể lấy ra để hấp, có lẽ đây là cách bảo quản tối ưu hơn hết.
Các bước bảo quản bánh dày chuẩn nhất
Sau khi ăn bánh bánh dày mà thừa thì các bạn có thể bảo quản bằng cách cho chúng vào đĩa hoặc bát khô áo, nên một chút muối và cất vào tủ lạnh. Nếu như không có tử lạnh thì bạn có thể để chúng ở nơi thoáng mát. Không nên có được để chúng ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, điều đó làm cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn và dễ gây ra ôi thiu.
Khi muốn đưa ra để sử dụng lại thì bạn nên làm nóng bánh dày bằng lò vi sóng hoặc là hấp cách thuỷ. Tuyệt đối không nên ăn trực tiếp khi mà chưa qua làm nóng, nếu như bánh đã hư thì chúng ta cũng tránh được các nguy cơ gây bệnh. Không những thế, những chiếc bánh mà có dấu hiệu hỏng thì bạn nên vứt bỏ để tránh các trường hợp xấu nhất xảy ra.
Những lưu ý khi bảo quản bánh
Với những điều trên thì chúng ta có một vài lưu ý nữa đó chính là đối với các hộ kinh doanh thì không nên để bánh quá lâu. Chúng có thể có bề ngoài còn khá đẹp nhưng bên trong nhân của nó đã bị hỏng từ lâu. Người mua hàng cũng nên lưu ý khi mua, biết đâu những mẹo này có thể giúp bạn chọn được các chiếc bánh ngon nhất, ưng ý nhất và an toàn nhất.
Hơn hết, các bạn cũng nên kiểm tra kỹ nơi bảo quản, nếu như bạn bảo quản bằng tủ lạnh thì cần vệ sinh tủ lạnh thật kỹ. Ngoài các ký sinh trùng ra thì các bạn nên nhớ rằng, loài bánh truyền thống này cũng rất bám mùi nếu như tủ lạnh có mùi lạ thì khả năng cao bánh của bạn sẽ có mùi lạ tạo nên hương vị không ngon như ban đầu nữa, có thể ảnh hưởng hưởng đến danh tiếng của loại bánh thơm ngon và mng đậm hương vị truyền thống này.
Lời kết
Bánh dày chính là nét tinh hoa của ẩm thực truyền thống Việt Nam nói chung và tinh hoa ẩm thực miền Bắc nói riêng. Nếu như bạn chưa từng nếm qua món ăn của dân tộc này thì hãy thử nhé, món ăn tuy không quá cầu kỳ nhưng nó phản ánh được cái hồn của dân tộc, của tổ quốc. Đây cũng là biểu tượng của ngày tết mà nhiều người nhung nhớ về một tuổi thơ dữ dội.