Từ trước cho đến nay, người ta vẫn chưa biết đâu mới là cái nôi sinh ra đặc sản bánh gai vì có rất nhiều luồng thông tin trên mạng về nguồn gốc của món bánh này. Bài viết sau đây sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin về món ăn truyền thống của người dân Bắc Bộ cùng cẩm nang làm bánh cực hữu ích cho độc giả.
Tìm hiểu bánh gai là đặc sản ở địa phương nào?
Bánh gai không chỉ được các trẻ nhỏ ưa chuộng mà trong đó còn có cả người lớn, ngoài việc được sử dụng như một loại thực phẩm ăn vặt, bánh này còn được dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên các dịp lễ lớn như Tết, đám cưới, đám hỏi,… Bạn có thể thường xuyên bắt gặp hình ảnh của loại bánh này trong đời sống hằng ngày.
Tại khắp địa phương của Việt Nam ngày nay, rất dễ dàng có thể mua được bánh gai vì nó được tạo ra và buôn bán tại rất nhiều nơi. Nhưng cội nguồn xuất phát của món ăn đặc sắc này là tại Bắc Bộ của Việt Nam, có thể kể đến là các tỉnh Tuyên Quang, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương,…
Người ta chỉ biết rằng bánh này được xuất hiện đầu tiên tại miền Bắc và tiếp tục được lan truyền, biến thành thức quà không thể nào không có của mọi người trên Tổ quốc. Tuy rằng vẫn cùng là một cái tên bánh gai nhưng bánh này tại mỗi tỉnh thành khác nhau vẫn có những điểm khác biệt không thể nhầm lẫn với nhau.
Nhắc đến loại bánh làm chao đảo lòng người thì người ta lại nhớ ngay đến bánh gai như một thói quen. Hương vị đặc trưng của nó gắn liền từ tuổi thơ cho đến khi lớn lên của mỗi người, đặc biệt là với những người miền ngoài. Người miền trong cũng rất chuộng món ăn truyền thống này, có thể thấy nó xuất hiện trong nhiều mâm cỗ.
Sử dụng loại bột nào làm bánh gai?
Bánh gai được tạo ra từ bột nếp, muốn làm được một chiếc bánh chuẩn vị người ta phải có được loại bột nếp đúng nhờ việc lựa chọn kỹ lưỡng từ khâu chọn gạo nếp, bước qua nhiều giai đoạn cho đến lúc xay thành bột nếp để tạo ra bánh. Bột nếp là loại bột dẻo sánh mịn, đặc trưng của nó là dai dai sực sực khi thưởng thức.
Kế đến bạn cần ngâm gạo nếp trong nước ấm qua đêm, đến sáng thì lấy ra, đãi cho thật sạch, đổ ra các rổ có kích thước lớn cho ráo nước, sau đó đem đi xay thành bột mịn bằng cối xay đá bằng tay. Đó chính là cách người ta hình thành nên loại bánh trong truyền thuyết.
Công việc này có lẽ thích hợp với phái nữ do đòi hỏi sự bền ỉ và thật đều tay. Tuy nhiên ngày nay đã có máy nghiền bột thay cho máy xay bằng tay hoạt động trên sức người. Để cái bánh gai có được màu đen đặc trưng của nó thì không thể thiếu một nguyên liệu vô cùng quan trọng đó chính là lá gai.
Bột nếp không biết bằng cách nào kết hợp cùng lá gai lại tạo nên hương vị tuyệt vời, sự kết hợp hài hòa này khiến cho loại bánh tưởng chừng như đơn giản lại trở thành đặc sản một vùng miền. Hiểu biết thêm về bánh gai, chính là bạn đang tìm hiểu về nét đẹp ẩm thực của người Việt Nam ta.
Mách bạn cách làm bánh lá gai tại nhà đơn giản
Để có thể làm ra chiếc bánh thơm ngon chuẩn bị thì không hề đơn giản, dù vậy ở nhà bạn hoàn toàn có thể làm nó một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, muốn nhanh chóng cần có hướng dẫn cụ thể cách để chỉ dẫn bạn từng bước một.
Bánh gai được xem là đặc sản có từ rất lâu của các làng quê tại Việt Nam, mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng đặc biệt, chứa đựng quê hương bên trong nó, làm cho những ai đã từng thử một lần trong đời thì đều khắc nhớ mãi không thể nào quên. Hãy cùng khám phá bánh này và cách làm bánh có hương vị đặc trưng đậm đà nhé!
Cẩm nang chọn nguyên liệu làm bánh gai
Loại đậu xanh được ưa chuộng trong món bánh này là đậu xanh đã được cà vỏ, có vẻ ngoài màu vàng ươm bắt mắt, hạt sáng bóng lại đều răm rắp nhau. Khi lựa chọn mua đậu xanh, bạn phải quan sát thật kỹ màu sắc, đặc điểm của hạt đậu, cũng như kích thước của nó nếu quá lớn nguy cơ phun thuốc, quá nhỏ thì cũng không thích hợp.
Nếu là bánh gai nhân dừa thì sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, bạn chỉ cần ra chợ và mua 500gr dừa nạo là được. Về dừa nạo thì không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt, vì nó vô cùng dễ tìm mà lại còn ít có hóa chất. Lúc này bạn có thể chọn mua thêm một ít gừng để kết hợp với hương vị của dừa nhé!
Bên cạnh đó, bạn cũng cần một số nguyên liệu khác như bột nếp thượng hạng, lá gai, đường, dầu ăn, muối, lá chuối,… Đa số những gì được liệt kê ở đây đều có sẵn trong căn bếp của bạn, nếu như thiếu sót bạn hãy mua đầy đủ trước khi bắt tay vào nấu nướng nhé!
Làm bột bánh gai như thế nào là đúng cách?
Phần lá gai bạn nên tước bỏ phần gân lớn, chỉ giữ lại phần lá để xay không bị mắc phải vào máy. Kế đến, bạn cho lá gai vào một cái nồi vừa phải, luộc sôi cùng với 20gr gừng thái lát mỏng và vớt ra sau khi đã hoàn tất 20 phút đồng hồ. Đây là bước đơn giản nhất trong số những bước làm bánh gai kế tiếp sau đây.
Tiếp đến, bạn sẽ cho lá gai đã luộc với nước gừng vào máy xay sinh tố cỡ vừa, thêm 200ml nước ấm rồi xay nhuyễn cho lá gai và gừng hòa quyện cùng nhau. Lúc này bạn cần có một cái rây để chắt lọc những phần cái, chỉ giữ lại những phần nước và bỏ vào một cái tô để bên góc.
Phần xác lá gai bạn chưa vội vứt đi mà hãy bỏ vào một cái tô lớn, cho vào đó 400gr bột nếp, 250gr đường, 1 ít muối để dằn lại hương vị ngọt, rồi nhồi đều tay. Quá trình nhồi đều tay này bạn cũng đã từng thấy trên các phương tiện truyền thông, đó là cách người ta làm cho bột có độ đặc quánh vừa phải, dẻo và không dính vào tay.
Sau khi cảm nhận độ dẻo ở mức vừa phải, bạn cho vào hỗn hợp thêm 1 thìa cà phê dầu ăn thực vật hay động vật đều được, giã đều tay tiếp tục cho đến khi hình thành khối bột là hoàn tất. Giai đoạn này cần kha khá công sức của người thực hiện, bạn hãy cố gắng để nhận được thành quả xứng đáng nhé!
Thực hiện thao tác sên nhân bánh
Đối với bánh gai đậu xanh, bạn sẽ bắt đầu vo sạch đậu khoảng chừng 200gr rồi ngâm tầm 2 đến 4 tiếng cho hả nở, sau đó nấu cho chín mềm rồi mới sên với đường. Tiếp theo, đậu xanh mềm sẽ dễ dàng hòa tan vào đường, vừa nghiền vừa khuấy đến khi hỗn hợp trở nên đặc quánh, bốc mùi thơm là đã đạt chuẩn.
Đối với bánh gai nhân dừa, bạn sẽ bắt đầu với 150gr nước lọc kết hợp cùng 110gr đường, đun với lửa vừa đến khi nó tan nhè nhẹ đến khi sôi sùng sục thì nhỏ lửa. Yêu cầu hỗn hợp trên bếp chuyển màu cánh gián, bạn sẽ cho thêm gừng và dừa nạo vào, sên trên lửa tầm khoảng 5 đến 10 phút đến khi hỗn hợp sệt là được.
Gói bánh lá gai và hoàn tất món ăn
Lá chuối lúc này sẽ phát huy công dụng, bạn sẽ rửa sạch rồi đem phơi cho ráo nước, sai khi nhân và bột đã nguội thì sẽ tiến hành gói chúng lại. Tiếp theo đó lá chuối sẽ được hơ qua lửa để phòng tránh trường hợp bị giòn, khó khăn khi gói bánh gai.
Với mỗi phần nhân nói trên, bạn sẽ ngắt một ít vừa đủ để nó nằm trong lớp bột, vo viên cho bột phủ đầy phần nhân phía trong là đạt. Nhưng như thế thì chưa đủ, bạn dùng ngón tay cái để nhấn nhẹ làm dẹt bột, nắn góc xung quanh đến khi tạo ra hình chiếc phễu, thoa dầu ăn bên ngoài để đặt vào lá chuối để bánh gai không bị dính.
Ăn bánh gai có gây tăng cân không?
Với bất cứ loại thực phẩm nào, nếu bạn ăn quá nhiều thì đều sẽ gây tăng cân chứ không riêng gì bánh gai. Như mọi khi, điều độ vẫn là chìa khóa để gìn giữ vóc dáng, bạn chỉ nên ăn một đến hai cái bánh gai mỗi ngày và đặc biệt là không ăn vào buổi tối.
Mỗi chiếc bánh gai chứa hàm lượng calo dao động trong khoảng 300 calo, nhân dừa sẽ nhiều hơn nhân đậu xanh một chút vì hàm lượng đường cũng như chất béo trong đó. 300 calo với một bữa ăn sáng là không nhiều, tiếp năng lượng cho bạn làm việc cả một ngày dài, nhưng ăn vào buổi tối sẽ không được khuyến khích.
Tiêu thụ bánh gai bạn nên cân nhắc thời điểm ăn để không dẫn đến tình trạng tích trữ năng lượng. Đặc biệt với những người thừa cân hay tiểu đường, hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể thì hãy bỏ qua món ăn này, vì cả bột và nhân trong loại bánh này đều khiến bạn trở nên trầm trọng hơn căn bệnh của mình.
Bánh gai để được trong thời gian bao lâu?
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp sẽ giúp bánh gai để được lâu hơn, tốt nhất bạn nên sử dụng trong tầm khoảng 3 ngày, để quá lâu sẽ không nên. Nếu bỏ trong ngăn mát tủ lạnh thì để được tầm khoảng 2 tuần, tuy nhiên khi sử dụng bạn nên bỏ vào nồi cơm điện hoặc hấp cách thủy nhé!
Lưu ý khi mua bánh gai bạn nên quan sát đó là mẻ bánh mới hay cũ, hỏi người bán xem có thể để được trong thời gian bao lâu nữa. Tốt hơn hết, bạn nên ăn ngay khi mua về để đảm bảo chất lượng bánh được giữ nguyên như lúc mới ra lò, để càng lâu tuy bánh không bị hư hại nhưng chất lượng có lẽ sẽ không thể bằng bánh mới.
Kết luận
Với tất cả những yếu tố trên, bánh gai là một loại bánh đặc sắc hợp với khẩu bị ba miền Bắc Trung Nam. Bạn có thể nhận thấy, không chỉ miền Bắc mới chuộng loại bánh này, mà nó còn thường xuyên xuất hiện trên các mâm cỗ Việt, đám cưới, đám hỏi,… Nếu bạn chưa từng ăn món ăn này thì hãy thử ngay nhé!