Cách gói bánh chưng luôn là câu hỏi nan giải trong lòng nhiều người Việt, bởi vì đây là một loại bánh biểu tượng cho nền ẩm thực Việt Nam, do đó nhiều người vẫn e dè không biết gói bánh chưng có khó hay không, cùng tìm hiểu chúng trong bài viết sau đây nhé!
Nguồn gốc và ý nghĩa của món bánh chưng
Bánh chưng là một loại bánh được làm từ nếp, được nhân dân lưu truyền từ rất lâu về trước đến nay đã trở thành một dấu ấn riêng biệt trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Trong một thời kỳ lịch sử rộng lớn, banh chưng cũng mang một dấu ấn sâu sắc, hiện thân của ký ức về cội nguồn dân tộc.
Sự hình thành lên món ăn truyền thống – bánh chưng
Thời kỳ vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi được giặc Ân, vì muốn truyền ngôi cho con nhưng mãi vẫn chưa tìm ra người nào thích hợp, vua Hùng bèn mở ra một hội thi, mỗi người con sẽ nấu một món ăn để dâng lên cúng tổ tiên trời đất nhân dịp tết đến, ai có món ăn ngon và ý nghĩa nhất sẽ được kế thừa ngai vàng.
Lang Liêu là con trai thứ 18 của vua Hùng, bản tính vốn hiền từ, nhân hậu, giàu lòng thương người. Sau khi vua cha ban lệnh mở cuộc thi, vì mẹ mất sớm, không có ai để mách cách, nghĩ mãi chàng vẫn chưa nghĩ ra món ăn nào thích hợp.
Một hôm, Lang Liêu được ông Thần hiện lên và chỉ bảo, cho Lang Liêu biết được rằng gặp là thứ quý giá nhất trong trời đất, vì vậy hãy lấy gạo nếp làm thành bánh có hình tròn và hình vuông, hình tròn tượng trưng cho trời, hình vuông tượng trưng cho đất, nhân ở trong ruột bánh tượng trưng cho công ơn sinh thành của cha và mẹ.
Sau khi được Thần mách bảo, Lang Liêu bèn chọn những hạt gạo nếp tươi ngon nhất để có thể làm ra loại bánh hình vuông tượng trưng cho đất, có lá xanh bọc ngoài ngụ ý cha mẹ đùm bọc con cái, sau đó bỏ vào nồi chưng lên gọi là bánh chưng.
Chính nhờ chiếc bánh đặc biệt cả về hình dáng và ngụ ý đằng sau mà vua Hùng thứ 6 đã truyền ngôi cho Lang Liêu, người con trai thứ 18 của vua lên kế thừa, và lấy chính bánh chưng là loại bánh truyền thống hằng năm mỗi dịp Tết
Ý nghĩa về chiếc bánh chưng
Tuy cách gói bánh chưng vô cùng tỉ mỉ và công phu nhưng ý nghĩa của nó lại hết sức cao đẹp. Mỗi một món ăn của người Việt đều mang một ý nghĩa riêng nên bánh chưng cũng không ngoại lệ. Cũng từ đó bánh chưng như một loại bánh mang dấu ấn ẩm thực đặc trưng của người Việt được bạn bè thế giới công nhận
Với một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời nên hiển nhiên nguyên liệu chính của bánh chưng là nếp đã nói lên được phần nào bản sắc của dân tộc. Bên cạnh đó, bánh chưng thể hiện sự vuông của đất cùng với sự tròn đầy như trời của bánh dày còn thể hiện sự đùm bọc, chở che của trời đất cho nhân dân.
Nguyên liệu thực hiện cách gói bánh chưng
Cách gói bánh chưng cũng thể hiện được một phần đặc trưng của chiếc bánh. Chính vì nguyên liệu để gói bánh chưng không nhiều nên mỗi nguyên liệu cần đòi hỏi sự đậm đà, tròn vị, đặc sắc riêng để hòa lẫn vào nhau làm nên một chiếc bánh mang màu sắc dân tộc.
Nguyên liệu quan trọng để cách gói các bánh chưng trở nên công phu chính là chọn loại gạo nếp ngon nhất, chính nếp là thứ quyết định nên thành bại của món ăn, nên việc chọn một loại nếp ngon là việc rất quan trọng. Cần chọn một loại phải đủ độ dẻo, thơm, kết dính tốt để tạo một lớp vỏ mềm mại vừa đủ, có mùi hương đặc trưng của nếp, tạo một cái bánh ngon.
Đậu xanh phải được ngâm đủ nước, đủ thời gian để có độ mềm vừa phải, sau đó đãi hết vỏ rồi, vớt ra cho ráo nước. Nhân đậu xanh phải có thêm thịt ba chỉ để thêm trọn vị. Thịt ba chỉ phải cân bằng thịt và mỡ và nêm nếm đậm đà để nhân của bánh chưng tròn vị.
Lá dong gói ngoài sau khi hái về phải được rửa cho thật sạch, lá càng sạch để bánh càng không bị mốc về sau. Tiếp theo đó, dùng dao thật sắc để gọt bỏ cuống lá, giúp lá mềm hơn để công đoạn gói bánh dễ dàng hơn.
Người Việt Nam có cách gói bánh chưng độc lạ
Bánh chưng không nhất thiết phải gói theo một khuôn phép nào cả, mỗi người đều có quyền sáng tạo ra cách gói bánh chưng, miễn chỉ cần thành phần là chiếc bánh chưng vuông vức đầy đặn, mang hình thù đặc trưng truyền thống vốn có của nó là được. Dưới đây là 2 cách gói dễ dàng:
Cách 1: Cách gói bánh chưng lá dong có tạo khuôn từ sống lá
Với cách gói bánh chưng này bạn cần sử dụng 4 cái lá dong và 4 sợi dây lạt. Sau khi rửa lá và để thật khô, để mặt lá màu xanh đậm phía dưới, màu xanh nhạt phía trên. Gấp mép lá theo chiều ngang sao cho khoảng cách từ mép lá đến sống lá khoảng 3cm đến 4cm. Sau đó gấp đôi lại, tương tự làm vậy với 3 lá tiếp theo
Tiếp theo đó bạ cắt 4 lá bằng nhau theo kích cỡ mong muốn. Sau đó mở lá ra và gấp 2 mép lại vuông góc với nhau rồi để phần lá thừa vào trong. Nắn chỉnh lá dong cho thành khuôn hình vuông rồi luồng một cọng lạt phía dưới để khi gói xong buộc lại tạm thời
Sau khi tạo khuôn xong thì gói bánh, lần lượt cho các nguyên liệu theo thứ tự như sau vào khuôn và giàn thành lớp. Đầu tiên là gạo nếp, sau đó là đậu xanh, rồi đến thịt ba chỉ, rồi quay lại là lớp đậu xanh và rồi cuối cùng là nếp.
Sau khi cho nguyên liệu vào, gấp 2 mép bánh và dùng cọng lạt cố định lại, sau đó gấp 2 mép còn lại vào rồi căn chỉnh để bánh được vuông vắn. Cố định bánh bằng các cọng dây lạt sao cho trên mặt bánh hình thành hình caro. Không cần buộc lạt quá chặt nhưng cũng không nên buộc lạt quá lỏng.
Với cách gói các loại bánh chưng này, ta được thành quả là một chiếc bánh chưng vuông vắn, dây đan vào nhau thành từng ô vuông nhỏ đặc trưng. Ta có thể thấy, gói bánh chưng không khó. Chỉ cần tinh tế, chịu khó và kỹ càng trong từng công đoạn sẽ có thể tạo ra một chiếc bánh chưng đẹp.
Cách 2: Cách gói bánh chưng bằng lá dong không tạo khuôn
Đầu tiên sau khi rửa và để khô, cắt dọc sống lá nhưng không cắt quá sâu, vì nếu quá sâu sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá. Sau đó lấy một lá đặt mặt màu nhạt lên trên theo chiều ngang rồi xếp 2 lá còn lại lên theo chiều dọc sao cho nằm giữa lá ban đầu
Cho lần lượt các nguyên liệu dàn trải theo lớp theo thứ tự nếp, đậu xanh, thịt, đậu xanh, nếp. Sau đó túm hai mép lá đặt dọc rồi dùng tay cuộn lần lượt các mép lá lại để cố định bánh bên trong
Tiếp theo, giữ mép vừa gấp, tay còn lại gập 1 bên của lá đặt ngang, dựng bánh lên, giữ chặt và đập nhẹ bánh lên bàn vài lần để nhân được dàn đều Sau đó, gấp phần lá ở phía trên vào, dựng bánh phía bên này xuống mặt bàn và làm tương tự các công đoạn trên với bên còn lại.
Đặt bánh nằm ngang,chuẩn bị 4 sợi dây để gói bánh. Dùng 1 dây luồn xuống dưới bên phải của bánh, vòng qua bánh rồi xoắn 2 đầu dây lại với nhau.. Luồn 1 đầu dây vào sợi lạt nằm ngang trên mặt để cố định.
Thưởng thức bánh chưng,cách gói bánh chưng đặc biệt
Từ lâu cứ nghe đến bánh chưng là đã nghe thấy rộn ràng mùi tết. Bánh chưng là một món ăn mang bề dày lịch sử với sự kết hợp của những loại nguyên liệu mộc mạc nhưng đã đi sâu vào tâm hồn, tình cảm của người dân Việt Nam.
Khi thưởng thức bánh chưng, ta phải thưởng thức bằng nhiều giác quan của mình. Cũng chỉ với nếp ngon, đậu xanh mềm xốp, thịt ba chỉ cùng với các loại gia vị thông thường nhưng cần sự kinh nghiệm và khéo léo mới có thể làm ra một chiếc bánh vuông vắn, thơm ngon.
Không chỉ vậy, để làm ra một chiếc bánh chưng ngon người ta cần phải căn chỉnh thời gian nấu bánh sao cho phù hợp với từng kích cỡ của bánh, để bánh khi vớt ra không quá mềm cũng không quá cứng. Đủ độ chín, nếp dẻo, đậu xanh mềm, thịt ninh mềm, đảm bảo ra thành quả một chiếc bánh hoàn hảo.
Đầu tiên bóc ra ta sẽ thấy một lớp nếp mượt mà, khi ăn sẽ cảm nhận được sự dẻo thêm của gạo nếp nước Việt, hòa cùng sự bùi bùi của đậu xanh và sự béo thơm của miếng thịt ba chỉ đậm vị được ninh mềm từ nạc đến da. Đây chính là sự hòa quyện mà không món ăn nào có thể sánh bằng.
Một số mẹo bảo quản bánh chưng
Với thời tiết nóng ẩm như ở Việt nam, bánh chưng rất nhanh thiu hoặc ẩm mốc. Còn tùy thuộc vào khâu gói bánh có buộc chặt không, điều kiện nhiệt độ môi trường ở từng nói mà bảo quản bánh cho phù hợp
Bánh chưng sau khi được nấu chín xong phải đem đi rửa thật sạch để có thể rửa trôi đi hết những chất nhựa có trong lá dong. Sau đó đẹp đến chỗ thoáng mát cho khô ráo hoàn toàn. Cuối cùng đặt bánh xếp chồng lên nhau và dùng vật nặng ép thật chặt xuống
Để bánh tăng thời gian bảo quản, có thể để bánh trong ngăn mát tủ lạnh, trong thời gian đó cần kiểm tra thường xuyên xem bánh có bị nấm mốc hay không. Mỗi lần ăn có thể đem bánh ra hấp lại, hoặc chiên lên
Thêm vào đó nếu muốn giữ bánh từ 20 đến 25 ngày, có thể để bánh vào ngăn đá tủ lạnh. Với cách bảo quản này, cần giữ nguyên lá gói bánh cho vào ngăn đá, ăn đến đâu cắt đến đó, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại và bỏ vào tủ lại.
Kết luận
Cách gói bánh chưng đã không còn khó và là một trong những hoạt động truyền thống thường thấy ở mỗi gia đình người Việt trong dịp lễ tết. Mọi người cũng không cần băn khoăn về việc gói bánh chưng có khó hay không nữa. Bài viết trên đã nêu ra được một số cách và lưu ý để mọi người có thể gói bánh chưng một cách dễ dàng nhất.