Nậm pịa từ lâu đã là một trong những món ăn truyền thống rất dễ bắt gặp mỗi khi xuân về trên khu vực miền núi phía Tây Bắc, từ thuở xưa thì món ăn này đã gắn liền với người dân nơi đây, nó không đơn thuần là một món ăn bình thường mà nó mang cả trong mình một nét đẹp văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số nơi núi cao.
Một số điều cơ bản về nậm pịa nên biết
Nậm pịa còn được biết đến với cái tên quen thuộc khác là nậm pia , đây là một món ăn truyền thống cổ xưa của dân tộc thiểu số người Thái ở Việt Nam, món ăn này đã có mặt trong cộng đồng người dân tộc thiểu số từ rất lâu nên chẳng mấy ai có thể biết được chính xác mốc thời gian xuất hiện món ăn này.
Để hiểu rõ hơn nậm pịa có nghĩa là gì thì hãy cùng nhau đem phân tách cụm từ này ra sau đó mổ xẻ dưới nhiều tầng lớp nghĩa nhé, làm theo cách như vậy thì mọi người sẽ có thể dễ dàng hình dung ra được hình thái của món ăn này.
Đối với từ nặm hay còn được gọi là nậm trong tiếng Thái từ này có nghĩa là nước, trong khi từ pịa lại mang nghĩa là sền sệt hiểu nôm na là đây là một dạng dung dịch tồn tại bên trong dạ dày của bò cộng thêm với phần đồ ăn chưa được bò tiêu hóa hết có thể hiểu theo khoa học là phần phân non.
Sau khi người chế biến lấy được hỗn hợp này ra khỏi ruột non của bò thì sẽ bắt đầu các bước sơ chế cơ bản rồi sau đó đem phần dung dịch này đi nêm nếm cho vừa với khẩu vị của người ăn , sau khi nêm nếm đem lên bếp ninh cho nhừ thì ta đã có ngay món nậm pịa.
Nậm pịa có lịch sử hình thành như thế nào?
Dành cho một số anh em chưa biết thì thật chất nậm pịa có xuất phát điểm là từ Quý Châu của Trung Quốc, phân bò non được sử dụng trong việc tạo ra món ăn này thường được người dân bản địa gọi là ngưu tất phiến còn được hiểu nôm na là phần cỏ còn lại chưa được tiêu hóa nằm trong ruột bò.
Theo một câu chuyện được truyền tai nhau qua suốt hơn trăm năm thì nậm pịa là sáng kiến của một người có gốc ở Quý Châu. Câu chuyện bắt nguồn từ việc người đàn ông này là một người khá nhạy cảm với các món ăn nên ông thường xuyên bị mắc các bệnh về đường ruột, và rất hay dễ đau bụng đi ngoài.
Sau bao lần chạy chữa khắp các nơi, từ những vị danh y nhỏ lẻ đến những người lão luyện trong ngành thì kết quả vẫn không có gì tiến triển thêm, một lần vô tình ông ăn thử cỏ thì đột nhiên ông không hề cảm thấy bất cứ cơn đau nào.
Sau lần đó ông bắt đầu có suy nghĩ đến việc ăn “ngưu biệt” – phần cỏ còn sót lại trong dạ dày của bò, thì quả nhiên căn bệnh của ông được chữa khỏi một cách hoàn toàn, kể từ đó công dụng thần kì của món nậm pịa đã được lan truyền ra khắp nơi và trở thành một món đặc sản của vùng đất Quý Châu, Trung Quốc.
Cách nấu nậm pịa
Cách sản xuất nậm pịa cũng được rất nhiều anh chị em săn đón và tìm kiếm, bởi vì nguyên liệu chính là tiền phân của bò nên thật sự nếu không có hiểu biết sẽ rất khó khăn trong việc sơ chế cũng như chế biến món ăn, vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho anh chị cách thức chế biến món ăn này nhé.
Lựa chọn nguyên liệu nấu nậm pịa
Như một số thông tin đã cung cấp ở phía trên thì nguyên liệu chính của món ăn độc đáo nậm pịa này chính là phần thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn trong ruột bò hay còn gọi là phân non.
Tuy nhiên chỉ với bao nhiêu đó thì vẫn chưa thể nào tạo nên sự hoàn chỉnh của món này, để có thể tạo ra sự trọn vẹn cho món ăn thì người chế biến phải kết hợp thêm một số thứ như tiết đông, đuôi bò, sụn bò, thịt cùng với lục phủ ngũ tạng.
Anh chị hãy cố gắng lựa chọn những hàng quán có độ uy tín cao về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm, hay những gian hàng có tiếng trong việc cung cấp những đồ nội tạng có chất lượng tốt và tươi ngon để có thể cho ra món ăn cuối cùng với chất lượng tốt nhé.
Sơ chế nguyên liệu nấu nậm pịa như thế nào ?
Sau khi lựa chọn nguyên liệu ở các hàng quán uy tín thì anh chị em phải về nhà và vệ sinh thật kĩ phần nguyên liệu vừa mua, chú ý đây là một trong những bước cực kỳ quan trọng trong quá trình tạo ra một nồi nậm pịa, bởi vì chỉ cần không kỹ càng trong bước này thì món ăn về sau sẽ có mùi rất khó ăn.
Anh chị em nên súc ruột non của bò từ 10 đến 12 lần để có thể loại bỏ đi hoàn toàn được những mảng bám còn sót lại bên trong ruột bò, các nguyên liệu khác cũng nên rửa dưới nước sạch độ khoảng 6 đến 7 lần để có thể loại bỏ đi các chất nhờn, chất bẩn còn sót lại.
Sau khi đã rửa sạch tất cả các nguyên liệu với nước sạch thì lúc này anh chị em nên dùng 3 đến 4 củ gừng cộng thêm 4 đến 5 quả chanh vắt vào một cái thau và đổ nước vào thau một lượng vừa đủ để tiến hành ngâm nguyên liệu, việc làm như thế này sẽ giúp anh chị em có thể loại bỏ đi được mùi hôi có trên nguyên liệu.
Sau khi ngâm nguyên liệu từ khoảng 10 đến 12 phút thì bắt đầu vớt ra và rửa lại 1 đến 2 lần với nước sạch thì anh chị em hãy để phần nguyên liệu đó thật ráo nước. Trong lúc chờ đợi hãy đun ngay một nồi nước sôi để có thể chần sơ qua nguyên liệu, việc này sẽ giúp loại bỏ đi chất dơ còn sót lại,sau đó rửa sạch với nước thêm 1 lần nữa.
Tiến hành quá trình nấu nậm pịa
Sau khi đảm bảo bước sơ chế nguyên liệu của nậm pịa đã được tiến hành một cách hoàn mỹ thì lúc này anh chị em sẽ chuẩn bị một chiếc nồi thật lớn, sau đó hãy băm thật nhiều tỏi và xả rồi phi với dầu trên chính chiếc nồi nấu này.
Sau khi tỏi và sả vàng đều thì hãy vớt ra, lúc này ta sẽ thu được hỗn hợp dầu tỏi xả, loại dầu này sẽ rất có ích trong việc khử thêm mùi cho món ăn, giúp món ăn thơm hơn nữa đó.
Kế tiếp anh em cho toàn bộ những nguyên liệu đã sơ chế bỏ vào để xào cho phần nguyên liệu này săn lại, quá trình này sẽ tốn tầm khoảng 5 đến 10 phút vì vậy anh em đừng mất kiên nhẫn nhé.
Sau khi nguyên liệu đã săn lại thì anh chị em tiếp tục cho phần “pịa”-dung dịch còn sót lại trong ruột bò vào bên trong nồi và tiếng hành đem đi ninh cho đến khi mọi thứ nhừ và hòa huyện lại với nhau.
Quá trình ninh này sẽ tốn nhiều thời gian nhất sẽ cần ít nhất 2 đến 3 tiếng để có toàn bộ phần nguyên liệu này được nhừ, và trong suốt quá trình này anh chị em hãy nhớ ở gần bếp để liên tục đảo phần thức ăn này, để có thể giảm thiểu được tình trạng nậm pịa bị cháy nhé.
Nậm pịa có công dụng đặc biệt gì ?
Nếu chỉ vừa nghe đến khâu nguyên liệu thì rất khó để có thể hình dung được nậm pịa có công dụng gì đối với sức khỏe của con người, bởi vì hầu hết mọi người đều có suy nghĩ rằng phân non sẽ không có bất cứ dinh dưỡng gì mà hầu hết sẽ là tạp chất, nhưng quan niệm này không đúng hoàn toàn.
Không thể phủ nhận đây là một món khá là khó ăn đặc biệt là đối với những người lần đầu được nhìn qua và tiếp xúc với thể loại món ăn này, ngưu biệt có vị đắng nhè nhẹ nhưng hậu vị của nó để lại trong cuống họng lại là một vị ngọt thanh và tươi mát, ngoài ra nó còn có cả vị cay nhè nhẹ của hạt mắc khén.
Khi đến với Tây Bắc thì thường du khách sẽ rất thích uống rượu, bởi vì đây là một trong những đặc sản của vùng núi cao và hoang sơ này, như thường lệ thì mọi người thường sẽ uống rất rất nhiều vì vậy món nậm pịa sẽ có công dụng rất tốt trong việc giải rượu và tăng cường được chức năng đào thải của gan và thận.
Cách thưởng thức nậm pịa
Như đã đề cập ở phía trên rất ít ai có thể dũng cảm thử và trải nghiệm món ăn mang đầy tính thách thức này cũng bởi lẽ là vì nguyên liệu và mùi của nó, nên hầu hết rất ít có người Kinh nào có thể ăn được món ăn độc đáo này.
Theo phong tục thì món nậm pịa sẽ có vẻ ngoài là một màu nâu sền sệt và có mùi hương rất kén người ăn, đây là một trong những cảm nhận đầu tiên khi có dịp tiếp xúc với món ăn này tuy nhiên nếu tiếp xúc và ăn nhiều lần thì đây sẽ là một món ăn có hương vị cực kì cuốn hút dễ nghiện đó nha.
Thông thường món ăn này thường sẽ được ăn kèm với rau rừng, sẽ có một vị đắng nhè nhẹ, hương vị béo ngất ngây của lục phủ ngũ tạng cùng với vị cay nồng của hạt mắc khén sẽ khiến cho người thưởng thức có một cảm giác khó có thể diễn tả bằng lời, có nhiều anh chị em từng sợ mà bây giờ đã trở nên nghiện món ăn này.
Nếu như có cơ hội đến với Tây Bắc một lần thì anh chị em ngoài việc tận hưởng bầu không khí trong lành ở nơi đây, ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, đắm mình vào những làn gió mát thì còn ngần ngại gì mà không thử thách thức bản thân ăn thử qua món nậm pịa để có thể cảm nhận được trọn vẹn đặc trưng vùng Tây Bắc.
Kết luận
Nậm pịa một trong những món ăn khá kỳ lạ của dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc, mặc cho sự kì dị đó nhưng ẩn sau nó lại là cả một vẻ đẹp giản dị, đơn sơ, hiền lành, chất phác của người dân nơi núi cao hoang vu này, món ăn này được ví như là một nét đẹp tinh thần về văn hóa của cộng đồng dân tộc người Thái.